Không chỉ là một yếu tố kém thẩm mỹ, mọc mụn nước ở môi còn là một nỗi ám ảnh lớn với bài kỳ ai bởi đây là biểu hiện của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là gì? Nên làm gì khi bị mụn nước ở môi? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Biểu hiện của hiện tượng mọc mụn nước ở môi
Mọc mụn nước ở môi hay còn gọi là bệnh rộp môi, đó là hiện tượng trên môi xuất hiện từng mảng những nốt mụn, bên trong có chứa dịch. Mụn nước không chỉ mọc ở xung quanh viền môi mà còn có thể lan xuống cằm hoặc lên trên mũi.
Mụn nước ở môi được các bác sĩ chuyên khoa nhận định là do chịu tác động của một loại virus mang tên Herpes simplex tuýp 1, bệnh này rất dễ lây lan từ người này sang người khác thông qua đường ăn uống, giao tiếp và va chạm.
Sau đây là một số biểu hiện của hiện tượng mọc mụn nước ở môi mà bạn cần biết để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Môi bị ngứa, khó chịu như bị kim châm
Khi bị mọc mụn nước ở môi, bạn sẽ cảm thấy vùng môi và xung quanh miệng của mình luôn xuất hiện cảm giác ngứa ngáy râm ran từ bên trong mà việc gãi không đem lại kết quả. Hiện tượng này sẽ xuất hiện trước khi môi bắt đầu mọc mụn nước khoảng 1 đến 2 ngày.
Mụn nước và rộp bắt đầu xuất hiện
Sau khoảng 1 đến 2 ngày xuất hiện cảm giác ngứa ngáy râm ran, khó chịu thì bạn sẽ tiếp tục đối mặt với từng mảng mụn nước to, nhỏ trên môi và bắt đầu lan ra nếu bạn vẫn tiếp tục gãi làm chảy dịch sang các vùng khác. Mụn nước cũng có thể mọc ở mũi, cằm và vùng da xung quanh môi.
Nốt mụn bắt đầu rỉ nước và tạo vảy
Các mảng mụn nước li ti sẽ dần dần lớn lên và hợp nhất lại với nhau để tạo thành một mảng lớn rồi từ từ vỡ ra, chảy dịch và đóng vảy dần dần. Lúc này, mụn nước ở môi đã bắt đầu bước vào giai đoạn biến mất và cơ thể sẽ tự làm lành dần dần vết thương sau một vài ngày.
Trong khoảng thời gian này, bạn cần có biện pháp chăm sóc môi hợp lý và thoa thuốc điều trị chuyên dụng để rút ngắn quá trình hồi phục cũng như hạn chế để lại sẹo về sau.
Trên đây là một số biểu hiện và tiến trình của tình trạng mụn nước mọc ở môi. Mặc dù vậy, không phải hầu hết các trường hợp đều có biểu hiện tương tự. Một vài người còn đi kèm các triệu chứng khác như sốt, viêm họng, nhức đầu, đau cơ, sưng bạch huyết,…
Nguyên nhân gây nên hiện tượng mọc mụn nước ở môi
Thực tế, việc đôi môi xuất hiện những vết mụn nước khó chịu có thể bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau. Bên cạnh việc ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, những mụn nước này còn gây nên cảm giác khó chịu, dẫn đến những tác động xấu trong sinh hoạt hàng ngày. Thông thường, hiện tượng mọc mụn nước ở môi có thể do các loại bệnh lý hoặc nguyên nhân khách quan sau đây:
Bệnh nhiệt miệng
Nhiệt miệng là vấn đề mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Bệnh lý này là một dạng viêm nhiễm, với biểu hiện thường gặp là những vết lở nhỏ trên niêm mạc miệng. Thông thường khi bị nhiệt miệng, bạn có thể cảm nhận thấy những nốt mụn nước nhỏ xuất hiện trong miệng của mình. Thỉnh thoảng chúng cũng có thể xuất hiện ở vùng môi, nếu vỡ ra sẽ tạo nên vết lở loét gây nên cảm giác đau rát, khó chịu.
Nhiệt miệng có thể xuất hiện khi nóng trong người, ăn các loại thức ăn cay nóng, hay do sự tác động của vi khuẩn, virus , các loại bệnh lý về răng, do cơ thể bị stress hay thiếu vitamin B,…
Mụn rộp môi
Mụn rộp môi (hay còn được gọi là mụn nước sốt, bệnh Herpes môi) là những chùm mụn nước nhỏ, chúng thường xuất hiện thành từng mảng trên môi hoặc khu vực xung quanh môi. Việc bị mụn nước ở môi trong trường hợp này là do sự xâm nhập của virus Herpes Simplex (HSV) gây ra.
Mụn rộp môi cũng sẽ gây nên cảm giác ngứa và đau rát khi chúng bị vỡ ra. Thông thường, tình trạng này sẽ kéo dài trong khoảng từ 1 – 3 tuần. Tuy nhiên, nếu sức đề kháng của cơ thể yếu, bệnh này có thể tái phát rất nhiều lần và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt.
Dị ứng son môi
Với phái đẹp, việc sử dụng son môi là điều rất đỗi bình thường. Thế nhưng, nếu không lựa chọn kỹ lưỡng, nhiều loại son môi có thể gây nên tình trạng kích ứng, dị ứng. Đây cũng sẽ là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng mọc mụn nước ở môi, bên cạnh đó môi còn có thể bị thâm, sưng viêm, khô nứt,…
Mặc dù việc dị ứng son môi không phải là vấn đề quá nghiêm trọng, điều này sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Không những thế, nếu để tình trạng dị ứng quá lâu mà không can thiệp, môi của bạn có thể gặp phải nhiều biến chứng như biến dạng, sưng phù, bội nhiễm,….
Phun xăm môi kém an toàn
Ngoài dị ứng son môi, việc phun xăm môi ở những địa chỉ kém chất lượng, không an toàn cũng có thể gây nên nhiều biến chứng bất thường. Lúc này, đôi môi của bạn có thể bị nhiễm trùng, từ đó xuất hiện những vết mụn nước hay nặng hơn là bị sưng tấy, để lại sẹo và nhiều yếu tố kém thẩm mỹ khác. Thậm chí, chúng còn có thể dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm tới sức khỏe của bạn.
Ngoài các nguyên nhân kể trên, tình trạng mọc mụn nước ở môi cũng thường gặp ở những bệnh lý của trẻ em như chốc lở, tay chân miệng,… Chúng cũng sẽ dễ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời. Do vậy, khi xuất hiện những vết mụn nước bất thường, bạn không nên chủ quan mà cần liên hệ với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử lý.
Bị mụn nước ở môi có lây không?
Như đã đề cập, nguyên nhân chính gây nên tình trạng mọc mụn nước ở môi đó là virus Herpes Simplex. Loại virus này có thể lây từ người này sang người khác thông qua các vết thương hở cùng dịch chảy ra từ xung quanh và bên trong miệng.
Bệnh này thường lây lan mạnh mẽ khi hai hoặc nhiều người cùng tiếp xúc với chất dịch chảy ra từ vết mụn như ăn chung, uống chung, dùng chung dao cạo râu, hôn hay tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người bệnh.
Thông thường, bệnh mọc mụn nước ở môi hay hộp môi có tỷ lệ lây từ cha mẹ sang con là rất cao do mật độ tiếp xúc lớn. Bên cạnh nổi mụn nước ở môi thì loại bệnh do virus Herpes mang lại còn có thể lan ra hoặc xuất hiện ở các vùng khác trên cơ thể.
Tuy nhiên, đối với việc mọc mụn nước ở môi do nhiệt miệng thông thường, do dị ứng son môi hoặc phun xăm bị lỗi, kém chất lượng thì chưa thấy có báo cáo y khoa nói về vấn đề lây từ người này sang người khác.
Mặc dù vậy, bạn cũng không nên quá chủ quan mà hãy luôn giữ cho mình thói quen sử dụng riêng các vật dụng cá nhân, hạn chế vừa đảm bảo vệ sinh, vừa ngăn ngừa các loại bệnh khác có thể lây qua đường nước bọt hay tiếp xúc.
Vậy, có những cách khắc phục khi gặp phải tình trạng mọc mụn nước ở môi nào? Hãy cùng tìm hiểu các cách điều trị và khắc phục mụn nước mọc ở môi trong nội dung tiếp theo nhé!
Cách khắc phục khi gặp phải tình trạng mọc mụn nước ở môi
Như đã đề cập, việc môi bị mọc mụn nước có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do các loại bệnh lý mà cũng có thể do tác động tiêu cực của việc làm đẹp không an toàn. Do vậy, chúng ta có thể căn cứ vào nguyên nhân để đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Để điều trị dứt điểm khi bị mụn nước ở môi, chúng ta cần loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây ra chúng, nhất là các trường hợp do bệnh lý gây ra. Sau đây là một vài lưu ý về cách chữa trị cho từng nguyên nhân để bạn tham khảo.
Trị mụn nước ở môi do bệnh mụn rộp môi
Hiện nay, đối với trường hợp bị mụn nước ở môi do tác động của virus Herpes thì chưa thực sự có một loại thuốc đặc trị để tiêu diệt hoàn toàn lại virus này. Mặc dù vậy, các triệu chứng của bệnh mụn rộp ở môi sẽ tự động biến mất sau khoảng 2 tuần nhờ cơ chế tự bảo vệ và làm lành của cơ thể mà không cần đến bất kỳ sự can thiệp y tế nào.
Tuy nhiên, nếu can thiệp bằng một số loại thuốc và phương pháp điều trị chuyên khoa thì các triệu chứng sẽ được giảm nhẹ, đồng thời hạn chế bệnh quay trở lại và không để lại sẹo sau khi đã hồi phục.
Trị mụn nước ở môi do nhiệt miệng
Nhiệt miệng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, điều đó cũng sẽ dẫn đến cách thức và thời gian điều trị khác nhau. Chẳng hạn, nếu nhiệt miệng do vi khuẩn Herpes gây ra, việc điều trị sẽ tương ứng như đã nói trên đây. Còn đối với những trường hợp nhiệt miệng thông thường do vấn đề vệ sinh răng miệng, do ăn đồ cay nóng hay do thiếu chất,… thì vấn đề này thường chỉ kéo dài khoảng 1 tuần.
Để trị tình trạng nhiệt miệng thông thường, bạn cần cân nhắc lại việc chăm sóc răng miệng đúng cách, duy trì đánh răng nhẹ nhàng mỗi ngày 2 lần. Bên cạnh đó, hãy kiêng ăn những món ăn có tính cay nóng (mì tôm, lẩu,…), có tính axit hay nhiều dầu mỡ. Đừng quên tăng cường rau xanh để bổ sung vi chất dinh dưỡng nhé.
Trong trường hợp bị nhiệt miệng nhẹ, bạn có thể tìm mua các loại thuốc gel để bôi lên vị trí mắc phải. Chúng sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị nhanh chóng.
Trị mụn nước ở môi do làm đẹp không an toàn
Nếu bị mụn nước ở môi do sự kích ứng khi sử dụng son môi, bạn cần ngay lập tức ngưng sử dụng để tránh tình trạng dị ứng trở nên nặng nề hơn. Trong trường hợp dị ứng son môi quá nặng hoặc môi bị kích ứng do phun xăm kém chất lượng, bạn cần liên hệ ngay cho bác sĩ chuyên khoa da liễu để được kiểm tra và đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Chăm sóc môi khi bị mụn nước ở môi
Ngoài các phương pháp điều trị trên đây, bạn cũng cần xây dựng cho mình một chế độ chăm sóc đúng cách và khoa học. Một vài lưu ý cần thiết trong trường hợp này bao gồm:
- Không dùng tay gãi, chà xát hay liếm môi để tránh gây nhiễm trùng nặng và lây lan đến các vùng môi xung quanh.
- Không dùng son môi hay các sản phẩm chăm sóc da nếu môi bị tổn thương.
- Uống nhiều nước và bổ sung rau củ xanh, các thực phẩm giàu vitamin C, vitamin E, omega-3 để tăng cường khả năng tái tạo da và phục hồi cho môi.
- Thường xuyên súc miệng với nước muối để ngăn ngừa vi khuẩn, virus tấn công vào vùng da đang bị tổn thương.
Các cách điều trị sẹo khi bị mọc mụn nước ở môi
Bên cạnh các cách điều trị mụn nước ở môi dứt điểm thì vấn đề được nhiều người lo lắng không kém đó là sẹo thâm hình thành sau khi vết thương đã hoàn toàn hồi phục. Hầu hết các trường hợp sau khi bị mụn nước ở môi mà không can thiệp bất kỳ liệu pháp y khoa nào đều để lại sẹo, ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ cũng như nhiều vấn đề trong cuộc sống.
Sau đây là số phương pháp có thể giúp bạn làm mờ sẹo hình thành ở môi và xung quanh môi.
- Để tránh được tình trạng thâm, tối màu của vết sẹo, bạn cần che đậy, sử dụng son dưỡng có thành phần chống nắng trước khi ra ngoài để bảo vệ môi khỏi tác động từ ánh nắng Mặt Trời.
- Thường xuyên tẩy tế bào chết trên môi bằng hỗn hợp đường mật ong và chanh để thúc đẩy quá trình tái tạo da, kích thích sự hình thành collagen, giúp làm mờ vết sẹo thâm hiệu quả.
- Luôn giữ vệ sinh tay sạch sẽ trước khi có ý định chạm lên vùng môi đang bị mụn nước để tránh nhiễm trùng.
- Thường xuyên dùng gel lô hội hoặc son dưỡng dịu nhẹ để làm mềm môi cũng như thúc đẩy quá trình tái tạo da, nhanh chóng làm mờ sẹo, thâm do mụn nước để lại.
- Sử dụng kem chuyên trị sẹo cho môi ngay sau khi vùng da bị mụn rộp đã lành hẳn. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn các sản phẩm đáng tin cậy, được cung cấp bởi các hãng sản xuất nổi tiếng, có giấy chứng nhận đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh mọc mụn nước ở môi hiệu quả?
Phòng ngừa mọc mụn nước ở môi do bệnh lý
Bệnh rộp môi hay nhiệt miệng đều sẽ gây ra rất nhiều khó chịu, đau đớn. Vì vậy, bên cạnh việc tìm kiếm về các cách điều trị thì làm thế nào để phòng ngừa là điều quan trọng hơn cả.
Một số lưu ý trong chế độ sinh hoạt hằng ngày có thể giúp ngăn ngừa việc mọc mụn nước ở môi như:
- Một cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt sẽ giúp tránh khỏi nguy cơ bị vi khuẩn, virus tấn công. Vì vậy, bạn cần có một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh gồm các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và các hoạt chất chống oxy hóa. Đồng thời cũng nên hạn chế dung nạp vào cơ thể quá nhiều các chất kích thích hay thực phẩm chứa hàm lượng arginin cao như dừa, đậu nành, chocolate, cà rốt,… để tránh bệnh mụn nước ở môi do virus Herpes tái phát.
- Tuyệt đối không dùng chung vật dụng cá nhân với bất kỳ ai, đặc biệt là những ai đang bị mọc mụn nước ở môi.
- Không để môi chịu tác động trực tiếp của ánh nắng và tia UV từ Mặt Trời quá lâu bằng cách thoa kem hoặc son dưỡng có thành phần chống nắng. Điều này vừa giúp bảo vệ môi vừa hạn chế tình trạng để lại sẹo thâm sau khi hồi phục.
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng, sát khuẩn các vật dụng cá nhân định kỳ mỗi tuần 1 lần hoặc cách 3 ngày/lần để đảm bảo virus không có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.
- Khi vệ sinh, chăm sóc người đang bị bệnh mụn rộp do virus Herpes, bạn nên sử dụng bao tay chuyên dụng để thực hiện, sau đó bỏ đi ngay và sát khuẩn tay lại thật kỹ để tránh bị lây.
[wpcc-script type=”text/javascript”]